Skip to content
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AGIMEXPHARMCÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AGIMEXPHARM
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Lịch sử công ty
    • Giá trị cốt lõi
    • Tầm nhìn – Sứ mệnh
    • Nhà máy sản xuất
    • Chứng nhận – Thành tựu
  • DỊCH VỤ
    • Phát triển sản phẩm
    • Đăng ký lưu hành
    • Hợp tác sản xuất
  • TIN TỨC
    • Tin nội bộ
    • Góc báo chí
    • Kiến thức y dược
  • CỔ ĐÔNG
  • HÓA ĐƠN
  • TUYỂN DỤNG
  • LIÊN HỆ
  • Tiếng Việt Tiếng Việt
    • Tiếng Việt Tiếng Việt
Hóa dược / Thần kinh

CIRAMPLEX 20

Thành phần hoạt chất cho 1 viên:

Mỗi viên CIRAMPLEX 20 chứa 20 mg Escitalopram (dưới dạng Escitalopram oxalat).

Qui cách đóng gói:

Hộp 2 vỉ, 10 vỉ x 14 viên nén bao phim.

LIÊN HỆ MUA HÀNG HOẶC CẦN TƯ VẤN

Mục sản phẩm
  • Dược liệu
  • Hóa dược
    • Chống đái tháo đường
    • Cơ - Xương - Khớp
    • Dùng ngoài - Phụ khoa
    • Giảm đau - Hạ nhiệt
    • Hô hấp
    • Kháng histamin
    • Kháng sinh
    • Kháng viêm
    • Kháng virus – Kháng nấm – Kháng ký sinh trùng
    • Sinh dục - Tiết niệu
    • Thần kinh
    • Thuốc làm bền mao mạch
    • Tiêu hóa & chuyển hóa
    • Tim mạch
    • Vitamin - Khoáng chất
  • Mỹ phẩm
  • Thiết bị y tế
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Mô tả

Chỉ định:

Điều trị cấp và duy trì bệnh trầm cảm ở người lớn và trẻ em 12 – 17 tuổi.

Điều trị cấp chứng lo âu toàn thể ở người lớn.

Điều trị cơn hoảng sợ có hoặc không kèm theo ám ảnh sợ khoảng trống.

Điều trị chứng lo âu “xã hội” (sợ tiếp xúc với xã hội).

Điều trị chứng ám ảnh cưỡng bức.

Cách dùng, liều dùng:

Cách dùng:

Uống thuốc 1 lần/ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối, cùng với bữa ăn hoặc ngoài bữa ăn.

Theo dõi các tình trạng của bệnh nhân trong quá trình điều trị: Tình trạng tâm trí, ý định tự sát (từ lúc bắt đầu điều trị hoặc khi tăng/giảm liều), cảm giác bồn chồn, hưng phấn, mất kiểm soát tinh thần.

Liều dùng:

Trẻ em trên 12 tuổi: Uống một lần 10 mg trong ngày. Có thể tăng liều đến 20 mg, uống 1 lần/ngày sau ít nhất 3 tuần.

Người lớn: Liều thông thường 10 mg, uống 1 lần/ngày. Có thể tăng liều đến 20 mg, uống 1 lần/ngày sau ít nhất 1 tuần.

Đợt trầm cảm nặng: Liều 10 mg, uống 1 lần/ngày; có thể tăng liều lên đến tối đa 20 mg, uống 1 lần/ngày. Thông thường tác dụng chống trầm cảm đạt được sau 2 – 4 tuần điều trị. Sau khi điều trị hết triệu chứng, tiếp tục điều trị củng cố ít nhất trong 6 tháng.

Điều trị chứng hoảng loạn có hoặc không kèm theo ám ảnh sợ khoảng trống: Liều ban đầu 5 mg/ngày trong tuần đầu, sau đó tăng lên 10 mg/ngày. Tùy theo đáp ứng có thể tăng liều lên đến tối đa 20 mg, uống 1 lần/ngày.

Điều trị chứng lo âu xã hội: Liều thông thường 10 mg, uống 1 lần/ngày, trong khoảng 2 – 4 tuần các triệu chứng mới giảm. Tùy theo đáp ứng của người bệnh có thể giảm liều đến 5 mg/ngày hoặc tăng liều lên đến tối đa 20 mg/ngày. Điều trị duy trì trong khoảng 12 tuần để duy trì đáp ứng điều trị.

Điều trị chứng lo âu toàn thể: Liều đầu tiên 10 mg/ngày, tùy theo đáp ứng của người bệnh, có thể tăng lên tối đa 20 mg/ngày. Điều trị lâu dài ở người đáp ứng với điều trị ở liều 20 mg/ngày đã được nghiên cứu ít nhất 6 tháng.

Điều trị chứng ám ảnh cưỡng bức: Liều đầu tiên 10 mg/ngày, tùy theo đáp ứng của người bệnh, có thể tăng lên tối đa 20 mg/ngày. Cần điều trị thời gian đủ để đảm bảo hết triệu chứng. Phải đánh giá thường xuyên lợi ích điều trị và liều lượng điều trị.

Liều dùng ở người trên 65 tuổi: Liều ban đầu bằng ½ liều thông thường khuyến cáo. Liều tối đa thấp hơn liều tối đa được khuyến cáo cho người lớn. Thông thường dùng 10 mg uống 1 lần/ngày.

Liều dùng ở bệnh nhân suy thận:

Suy thận mức độ nhẹ và vừa: Không cần hiệu chỉnh liều.

Suy thận nặng (Clcr < 20 ml/phút): Thận trọng khi sử dụng.

Liều dùng ở bệnh nhân suy gan:

Suy gan nhẹ và vừa: Liều ban đầu 5 mg/ngày trong 2 tuần đầu, tùy theo đáp ứng có thể tăng đến 10 mg, uống 1 lần/ngày.

Người chuyển hóa chậm CYP2C19: Liều ban đầu 5 mg/ngày trong 2 tuần đầu, tùy theo đáp ứng có thể tăng đến 10 mg, uống 1 lần/ngày.

Một số lưu ý đặc biệt về xử lý thuốc trước và sau khi sử dụng thuốc:

Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với escitalopram, citalopram hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Không sử dụng escitalopram phối hợp với thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO) hoặc đã dùng IMAO liều cuối cùng trong vòng 14 ngày.

Không sử dụng escitalopram phối hợp với pimozid.

Tránh phối hợp với các thuốc gây kéo dài khoảng QT.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:

Nguy cơ triệu chứng trầm cảm tăng lên và xu hướng có hành vi tự sát: Theo dõi tình trạng tâm trí và hành vi, đề phòng người bệnh tự sát nếu biểu hiện lâm sàng xấu đi, nhất là thời điểm bắt đầu điều trị và khi thay đổi liều.

Nguy cơ xuất hiện hội chứng serotonin hoặc phản ứng giống hội chứng an thần ác tính ở mức độ trầm trọng có thể xảy ra khi sử dụng phối hợp với các thuốc kích thích serotonin (bao gồm các triptan), các thuốc làm rối loạn chuyển hóa serotonin (như IMAO) hoặc các thuốc chống loạn thần.

Tránh giảm liều hoặc ngừng thuốc đột ngột, cần giảm liều cẩn thận từng bước kéo dài trong vài tuần hay hàng tháng. Có thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, tiêu chảy. Các triệu chứng này thường giảm đi trong vòng 2 tuần.

Thận trọng khi sử dụng cho người bệnh có tiền sử co giật.

Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân có tiền sử loạn thần vì nguy cơ có thể gây loạn thần, hưng cảm.

Thận trọng khi sử dụng thuốc phối hợp với các thuốc chống viêm giảm đau không steroid, aspirin, wafarin hoặc các thuốc có tác dụng lên quá trình đông máu vì nguy cơ gây chảy máu bất thường.

Thận trọng khi sử dụng cho những người vận hành máy móc vì escitalopram có thể gây rối loạn nhận thức và vận động.

Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân có bệnh hoặc tình trạng bệnh lý liên quan tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa hoặc đáp ứng huyết động học.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Thời kỳ có thai:

Cho đến nay chưa có thông tin những nghiên cứu phù hợp về sử dụng escitalopram ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm trên động vật cho thấy escitalopram ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết sử dụng escitalopram ở phụ nữ mang thai, cần cân nhắc cẩn thận lợi ích đối với người mẹ và nguy cơ đối với thai nhi.

Nếu điều trị escitalopram từ đầu thai kỳ, việc ngừng thuốc phải cẩn thận từng bước, nhất là ở thai kỳ thứ 3, tránh ngừng thuốc đột ngột khi mang thai vì giảm liều hoặc ngừng thuốc nhanh ở phụ nữ mang thai có nguy cơ cao tái phát các triệu chứng trầm cảm.

Các triệu chứng sau đây có thể gặp ở trẻ sơ sinh ở những bà mẹ dùng escitalopram cuối thai kỳ: Suy hô hấp, xanh tím, ngừng thở, co giật, thân nhiệt không ổn định, khó cho ăn, nôn, hạ glucose huyết, tăng hoặc giảm trương lực cơ, run,…Các triệu chứng này có thể do tác dụng của serotonin hoặc do ngừng điều trị. Đa số triệu chứng xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

Phụ nữ có khả năng mang thai hoặc đang sử dụng các biện pháp tránh thai nên tham khảo ý kiến bác sỹ cẩn thận trước khi điều trị với thuốc này.

Thời kỳ cho con bú:

Giống như các citalopram, escitalopram được phân bố vào trong sữa mẹ. Nguy cơ gây ra các tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ có điều trị escitalopram là ngủ gà quá mức, bú ít, giảm cân. Cân nhắc việc dừng thuốc hoặc ngừng cho bú dựa trên việc cân nhắc giữa nguy cơ đối với trẻ bú mẹ và tầm quan trọng của việc dùng escitalopram đối với người mẹ.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc:

Thận trọng khi sử dụng cho những người vận hành máy móc vì escitalopram có thể gây rối loạn nhận thức và vận động, ngoài ra thuốc còn làm buồn ngủ, chóng mặt vì vậy nên tránh lái xe hoặc vận hành máy khi đang dùng thuốc.

Tương tác, tương kỵ của thuốc:

Tương tác của thuốc với các thuốc khác và các loại tương tác khác:

Tránh dùng escitalopram với bất kỳ thuốc nào sau đây: Conivaptan, iobenguan 123I, IMAO, xanh methylen, pimozid, tryptophan, citalopram.

Tương tác dược lực học:

Các thuốc chống viêm giảm đau không steroid và aspirin, thuốc tác động lên quá trình đông máu khi dùng chung với escitalopram làm tăng thời gian đông máu, tăng nguy cơ chảy máu.

Tương tác dược động học:

Escitalopram làm tăng Cmax và AUC của các thuốc bị chuyển hóa bởi CYP2D6 (desipramin, metoprolol). Thuốc chẹn β-adrenergic như metoprolol khi sử dụng cùng escitalopram bị tương tác dược động học của metoprolol như tăng Cmax lên 50%, AUC lên 82% và làm giảm tác dụng chọn lọc trên tim của metoprolol.

Các thuốc chống loạn thần và các thuốc đối kháng dopamin có tương tác dược động học với escitalopram vì nguy cơ gây ra hội chứng serotonin trầm trọng, hội chứng phản ứng an thần kinh ác tính.

Các thuốc đối kháng thụ thể 5-HT1 (almotriptan, electriptan, frovatriptan, naratriptan, riratriptan, sumatriptan, zolmitriptan), thuốc ức chế MAO khi sử dụng cùng với escitalopram gây ra tương tác dược động học, nguy cơ gây hội chứng serotonin trầm trọng hoặc hội chứng phản ứng an thần kinh ác tính.

Một số thuốc kháng sinh như linezolid, isoniazid gây tương tác dược động học với escitalopram.

Cimetidin khi sử dụng cùng với escitalopram làm tăng AUC lên 39% và Cmax lên 43%.

Tăng tác dụng/độc tính:

Escitalopram có thể làm tăng nồng độ/tác dụng của thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn beta, thuốc chống đông, thuốc chống trầm cảm (loại ức chế/đối kháng hấp thu serotonin chọn lọc), thuốc kháng tiểu cầu, aspirin, buspiron, carbamazepin, clozapin, collagenase (đường toàn thân), desmopressin, dextromethorphan, drotrecogin alfa, ibritumomab, lithi, methadon, xanh methylen, metoclopramid, mexiletin, thuốc chống viêm giảm đau không steroid, pimozid, risperidon, rivaroxaban, salicylat, các thuốc điều hòa serotonin, thuốc tiêu huyết khối, tositumomab, tramadol, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc đối kháng vitamin K.

Nồng độ/tác dụng của escitalopram có thể bị tăng lên do các thuốc sau: Ethyl alcohol, thuốc giảm đau nhóm opioid, thuốc chống loạn thần, buspiron, cimetidin, thuốc ức chế thần kinh trung ương, conivaptan, thuốc ức chế CYP2C19, CYP3A4; dasatinib, glucosamin, các thảo dược có tính chống đông/tính kháng tiểu cầu, linezolid, kháng sinh nhóm macrolid, IMAO, metoclopramid, omega-3-acid ethyl ester, pentosan polysulfat natri, pentoxifylin, prostacyclin, tramadol, tryptophan, vitamin E.

Giảm tác dụng:

Escitalopram có thể làm giảm nồng độ/tác dụng của các thuốc sau: Iobenguan 123I, ioflupan 123I

Nồng độ/tác dụng của escitalopram có thể bị giảm do các thuốc sau: Carbamazepin, các thuốc cảm ứng CYP2C19, CYP3A4; cyproheptadin, deferasirox, thuốc chống viêm giảm đau không steroid, telaprevir, tocilizimab.

Tương tác thức ăn/thảo dược: Nếu uống rượu trong quá trình điều trị escitalopram sẽ làm tăng ức chế thần kinh trung ương.

Các loại thảo dược nếu dùng phối hợp với escitalopram làm tăng ức chế thần kinh trung ương như cây nữ lang (valerian), cỏ St John’s wort, cây cava.

Tương kỵ của thuốc:

Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.

Tác dụng không mong muốn:

Các phản ứng có hại được phân nhóm theo tần suất: Rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10), ít gặp (1/1.000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10.000 ≤ ADR < 1/1.000), rất hiếm gặp (ADR < 1/10.000); không thể ước lượng tần suất được liệt kê “Chưa rõ tần suất”.

ADR do escitalopram gây ra những hậu quả trầm trọng như: Hội chứng serotonin hoặc phản ứng giống hội chứng an thần ác tính. Biểu hiện hội chứng serotonin bằng sự thay đổi về tâm trí (kích động, ảo giác, hôn mê), rối loạn thần kinh thực vật (nhịp nhanh xoang, huyết áp không ổn định, tăng thân nhiệt), rối loạn thần kinh – cơ (tăng phản xạ, khó phối hợp động tác), rối loạn tiêu hóa (nôn, buồn nôn, tiêu chảy). Hội chứng serotonin ở mức độ trầm trọng được gọi là phản ứng giống hội chứng an thần ác tính, biểu hiện lâm sàng gồm sốt, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật ở mức trầm trọng có thể gây rối loạn các dấu hiệu sinh tồn và rối loạn tinh thần.

Ngoài ra, có thể gặp hội chứng ngừng thuốc xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột hoặc giảm liều nhanh. Các biểu hiện bao gồm: Tâm trạng khó chịu, cáu gắt, kích động, chóang váng, rối loạn cảm giác, lo lắng, nhức đầu, mệt mỏi, thay đổi tính tình, dễ xúc động, mất ngủ, hưng cảm.

Tỷ lệ các ADR như sau:

Rất thường gặp

Thần kinh trung ương: Nhức đầu, buồn ngủ, mất ngủ.

Tiêu hóa: Buồn nôn.

Sinh dục: Rối loạn cương.

Thường gặp

TKTW: Mệt mỏi, chóng mặt, mơ mộng bất thường, ngủ lịm, ngáp.

Nội tiết và chuyển hóa: Giảm ham muốn tình dục, không đạt cực khóai, rối loạn kinh nguyệt.

Tiêu hóa: Khô miệng, tiêu chảy, táo bón, giảm cảm giác ngon miệng, khó tiêu, nôn, đau bụng, đau răng, đầy hơi.

Sinh dục: Bất lực.

Thần kinh cơ: Đau vai gáy, dị cảm.

Hô hấp: Viêm mũi, viêm xoang.

Khác: Hội chứng dạng cúm, toát mồ hôi nhiều.

Ít gặp

Suy thận cấp, mất bạch cầu hạt, dị ứng, phản vệ, thiếu máu, phù mạch, tăng cảm giác ngon miệng, rung nhĩ, tăng bilirubin máu, nhìn mờ, viêm phế quản, đau ngực, suy tim, tai biến mạch máu não, rối loạn tập trung, lú lẫn, viêm da, phù, hồng ban đa dạng, nóng bừng, chảy máu tiêu hóa, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu, hoại tử gan, viêm gan, tăng cholesterol, tăng/giảm đường huyết, tăng/giảm huyết áp, giảm kali/natri máu, cứng hàm, đau lưng, tăng enzym gan, mệt mỏi, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau nửa đầu, chuột rút, cứng cơ, yếu cơ, đau cơ, nhồi máu cơ tim, tắc mũi, hội chứng serotonin, hội chứng an thần kinh ác tính, ác mộng, hội chứng Parkinson, nhạy cảm ánh sáng, giảm prothrombin, tắc mạch phổi, QT kéo dài, chảy máu trực tràng, mất ngủ, tiêu cơ vân, co giật, hội chứng serotonin, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử da nhiễm độc, mày đay, có ý định tự sát, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, huyết khối, xoắn đỉnh, run tay, đái rắt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhịp nhanh thất, chóng mặt, rối loạn thị giác, tăng/giảm cân, hội chứng ngừng thuốc.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Hướng dẫn bệnh nhân thông báo ngay cho bác sỹ điều trị khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào kể cả những tác dụng phụ chưa liệt kê như trên.

Các ADR thường thấy trong tuần điều trị thứ nhất hoặc thứ hai và thường giảm dần về cường độ và tần suất.

Không khuyến cáo dùng các thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin cho các trẻ em dưới 18 tuổi vì dễ có hành vi tự sát, hung hăng. Nếu dùng phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện các triệu chứng tự sát.

Một số trường hợp bị chứng hoảng sợ khi dùng escitalopram có phản ứng lo âu nghịch thường lúc mới bắt đầu điều trị. Phản ứng nghịch thường này thường giảm sau 2 tuần đầu điều trị. Để giảm nguy cơ phản ứng này nên dùng liều thấp lúc điều trị ban đầu.

Nếu xuất hiện co giật, phải ngừng điều trị bằng escitalopram. Tránh dùng escitalopram cho người bệnh động kinh không ổn định.

Dùng escitalopram thận trọng cho người bệnh có tiền sử có các đợt hưng cảm, ngừng thuốc khi xuất hiện cơn hưng cảm.

Hội chứng serotonin và hội chứng an thần ác tính: Ngừng ngay escitalopram, các thuốc tăng serotonin, thuốc chống dopamin (bao gồm cả thuốc chống loạn thần) và điều trị triệu chứng, theo dõi các dấu hiệu tâm thần chặt chẽ. Điều trị đặc hiệu chưa có, dùng dantrolen hoặc bromocryptin là chất chủ vận dopamin có thể giúp ích.

Hội chứng ngừng thuốc đột ngột: Tránh ngừng thuốc đột ngột, phải giảm liều dần trong 1 – 2 tuần. Nếu có triệu chứng của hội chứng ngừng thuốc đột ngột khi giảm liều hoặc ngừng điều trị, cần dùng lại liều điều trị trước đó cho đến khi hết triệu chứng và giảm liều thật cẩn trọng từng bước.

Quá liều và cách xử trí:

Quá liều:

Triệu chứng quá liều escitalopram bao gồm co giật, hôn mê, chóng mặt, hạ huyết áp, mất ngủ, nhịp nhanh xoang, ngủ gà, thay đổi điện tâm đồ (khoảng QT kéo dài, hiếm trường hợp có xoắn đỉnh), có thể suy thận cấp. Cho đến nay đã có những báo cáo trường hợp quá liều escitalopram nhưng không gây tử vong.

Xử trí:        

Duy trì đường thở đảm bảo thông khí và cung cấp oxy. Rửa dạ dày và dùng than hoạt, Theo dõi chặt chẽ tình trạng tim mạch và các chức năng sống cùng với điều trị triệu chứng. Do escitalopram có thể tích phân bố lớn, vì vậy dùng lợi tiểu mạnh và lọc máu ngoài thận không hiệu quả. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Đặc tính dược lực học:        

Nhóm dược lý: Thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc.

Mã ATC: N06AB10.

Escitalopram là một chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc, là một thuốc chống trầm cảm dẫn chất phthalan vòng đôi. Escitalopram là đồng phân đối hình trái (S-enantiomer) của citalopram, một chất ức chế hấp thu serotonin chọn lọc có tỷ lệ đồng phân trái: đồng phân phải là 50:50. Escitalopram khác biệt về cấu trúc so với các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc khác (như fluoxetin, fluvoxamin, paroxetin, sertralin) và các thuốc chống trầm cảm khác (như thuốc ức chế monoamin oxidase, thuốc chống trầm cảm ba vòng và bốn vòng). Escitalopram có khả năng ức chế tái hấp thu serotonin màng trước khớp thần kinh (synap) gấp 100 lần cao hơn loại đồng phân đối hình phải (R-enantiomer) và gấp 2 lần loại hỗn hợp đồng phân.

Tương tự như các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc khác, tác dụng chống trầm cảm của escitalopram bao gồm làm tăng tác dụng của serotonin trong hệ thần kinh trung ương. Escitalopram có rất ít hoặc không tác dụng tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh khác như norepinephrin và dopamin. Thuốc không có ái lực hoặc ái lực rất thấp với các thụ thể α-adrenergic, β-adrenergic, dopamin D1-5, histamin H1-3, GABA-benzodiazepin, muscarinic M1-5, 5-HT1-7, và các kênh ion (kênh calci, kali, clor, natri).

Escitalopram bắt đầu tác dụng trong vòng 1 tuần, nhưng thường thay đổi tùy theo từng người và đạt được đáp ứng lâm sàng đầy đủ vào khoảng 8 – 12 tuần điều trị.

Đặc tính dược động học:

Dược động học đơn liều hoặc đa liều của escitalopram là tuyến tính và tỷ lệ thuận với liều trong khoảng liều 10 – 30 mg/ngày.

Hấp thu: Sau khi uống liều đơn 20 mg escitalopram, nồng độ escitalopram cao nhất đạt được trong huyết tương ở thời điểm 5 giờ sau uống, nồng độ chất chuyển hóa chính S-DCT cao nhất ở 14 giờ sau khi uống. Sự hấp thu của escitalopram không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Với liều dùng mỗi ngày một lần, nồng độ thuốc trong huyết tương ở trạng thái cân bằng đạt được sau một tuần.

Phân phối: Sinh khả dụng tuyệt đối của citalopram là khoảng 80%, thể tích phân bố của citalopram là khoảng 12 lít/kg. Escitalopram gắn với protein huyết tương khoảng 56%.

Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa qua gan nhờ CYP2C19 và CYP3A4 thành chất chuyển hóa có hoạt tính chủ yếu là S-demethylcitalopram (S-DCT) và S-didemethylcitalopram (S-DDCT). Các chất chuyển hóa có hoạt tính ức chế hấp thu serotonin kém hơn so với escitalopram. Thực nghiệm in vivo cho thấy escitalopram có tác dụng ức chế hấp thu serotonin cao gấp 7 lần so với chất chuyển hóa S-DCT và cao gấp 27 lần so với  S-DDCT. Nồng độ chất chuyển hóa S-DCT trong huyết tương bằng khoảng 1/3 nồng độ escitalopram (chưa xác định được tỷ lệ nồng độ của S-DDCT).

Thải trừ:

Thời gian bán thải của escitalopram là 27 – 32 giờ, của chất chuyển hóa chính S-DCT là 59 giờ.

Thuốc được bài tiết chủ yếu trong nước tiểu (escitalopram 8%, S-DCT 10%).

Những yếu tố ảnh hưởng đến dược động học:

Không thấy sự khác biệt về dược động học của escitalopram giữa nam và nữ. Ở trẻ vị thành niên khoẻ mạnh (12 – 17 tuổi) khi uống liều đơn 10 mg, AUC của escitalopram thấp hơn 19% và Cmax cao hơn 26% so với người lớn uống cùng liều. Nhưng khi dùng đa liều điều trị trầm cảm thì không có sự khác biệt giữa người lớn trưởng thành và người bệnh 12 – 17 tuổi. Do đó không cần hiệu chỉnh liều đối với người bệnh tuổi thiếu niên.

Ở người trên 65 tuổi, khi dùng liều đơn hay đa liều, AUC và nửa đời thải trừ của escitalopram cao hơn người trẻ khoảng 50%, Cmax không có sự khác biệt. Nguy cơ bị các ADR ở người già cao hơn so với người trẻ. Liều khuyến cáo dùng cho người cao tuổi là 10 mg.

Ở bệnh nhân suy gan, nửa đời thải trừ escitalopram cao gấp đôi so với người bình thường. Liều khuyến cáo cho đa số bệnh nhân suy gan là 10 mg.

Bệnh nhân suy thận mức độ nhẹ và vừa, độ thanh thải escitalopram giảm đi khoảng 17% và chưa cần điều chỉnh liều. Chưa có thông tin về dược động học của escitalopram ở bệnh nhân suy thận nặng.

Sản phẩm khác

Hóa dược

AGIDEXCLO

Hóa dược

ZOKICETAM 250

Hóa dược

PARCITIN 2,5

Hóa dược

AGIHISTINE® 24

Hóa dược

ANEPZIL

Thần kinh

SULPRAGI®

Hóa dược

SMECGIM

Hóa dược

AMRIAMID 200

Hóa dược

SUTAGRAN 100

Hóa dược

ZOKICETAM 500

Hóa dược

CIRAMPLEX 10

Hóa dược

PARCITIN 1

Hóa dược

AGITAFIL 20

Thần kinh

AGICETAM 1200

Hóa dược

ACEGOI

Thần kinh

AMRIAMID 400

Thần kinh

AGICETAM®400

Thần kinh

OLANGIM®

Hóa dược

ZINC 10

Hóa dược

ARBOSNEW 50

Hóa dược

COMEGIM

Hóa dược

AGIHISTINE 16

Hóa dược

ZOKICETAM 750

Thần kinh

GALAGI 4

Thần kinh

SUTAGRAN®25

Hóa dược

MAGALTAB

Hóa dược

MAGALTAB

Hóa dược

ITAZPAM 15

Thần kinh

AGIHISTINE®8

Thần kinh

GALAGI 8

Copyright © AGIMEXPHARM PHARMACEUTICAL JSC. All rights reserved.
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Lịch sử công ty
    • Giá trị cốt lõi
    • Tầm nhìn – Sứ mệnh
    • Nhà máy sản xuất
    • Chứng nhận – Thành tựu
  • DỊCH VỤ
    • Phát triển sản phẩm
    • Đăng ký lưu hành
    • Hợp tác sản xuất
  • TIN TỨC
    • Tin nội bộ
    • Góc báo chí
    • Kiến thức y dược
  • CỔ ĐÔNG
  • HÓA ĐƠN
  • TUYỂN DỤNG
  • LIÊN HỆ

Đăng nhập

Quên mật khẩu?