(Cổng TTĐT AG)- Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 8, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 đã điều chỉnh các quy định về điều kiện hưởng lương hưu của người lao động.

Theo đó, tại Điều 169 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định độ tuổi nghỉ hưu của người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu như sau:
Người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Sự thay đổi về độ tuổi nghỉ hưu này cũng kéo theo sự thay đổi về điều kiện được hưởng lương hưu của người lao động, cụ thể như sau:
Trong điều kiện lao động bình thường:
Người lao động quy định tại các Điểm a, b, c, d, g, h và i, Khoản 1, Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Đối với Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân và Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, có đủ 20 năm đóng BHXH:
Đối với lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn phải đảm bảo 02 điều kiện: Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và từ 55 tuổi 04 tháng trở lên.
Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
– Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i, Khoản 1, Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:



Theo Bộ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, Đào Ngọc Dung có 3 lý do cho thấy việc nâng tuổi nghỉ hưu là cần thiết như sau:
“Thứ nhất, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng nhưng thực chất thời điểm này, dân số Việt Nam bắt đầu chuyển sang từ “đang già” sang “già” vào năm 2014. Nếu như những năm 2.000, bình quân số người bước vào độ tuổi lao động là 1,2 triệu/năm thì đến bây giờ lực lượng lao động này đã giảm xuống còn 400.000 người/ năm (tức là chỉ tăng bằng 1/3 so với 15 năm trước). Tỷ lệ người bước vào độ tuổi lao động ngày càng giảm cho thấy cho thấy dân số đã già hóa và Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất hiện nay.
Thứ hai, độ tuổi nghỉ hưu của nam 60 và nữ 55 đã được quy định từ những năm 1961, cách đây hơn 60 năm nay, khi đó bình quân tuổi thọ của người Việt Nam mới trên 45 tuổi, còn bây giờ bình quân tuổi thọ của người Việt Nam đã là 76,6 tuổi.
Thứ ba, thời gian đóng BHXH của nam và nữ bình quân là hơn 20 năm nhưng lại hưởng rất cao. Trong khi mức hưởng của các nước là 30% – 45%, nhưng Việt Nam mức hưởng cao nhất là 75%, bình quân là 70%. “Qua tính toán cho thấy, nếu như một người bình quân đóng BHXH trong 28 năm thì chỉ đủ để chính mình hưởng trong 10 năm, còn lại 9 năm rưỡi là lấy đóng góp của thế hệ sau chia sẻ cho thế hệ hiện tại. Do đó, để đảm bảo cân bằng, ổn định của Quỹ BHXH thì điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là cần thiết”./.
Thanh Tuyền