Skip to content
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AGIMEXPHARMCÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AGIMEXPHARM
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Lịch sử công ty
    • Giá trị cốt lõi
    • Tầm nhìn – Sứ mệnh
    • Nhà máy sản xuất
    • Chứng nhận – Thành tựu
  • DỊCH VỤ
    • Phát triển sản phẩm
    • Đăng ký lưu hành
    • Hợp tác sản xuất
  • TIN TỨC
    • Tin nội bộ
    • Góc báo chí
    • Kiến thức y dược
  • CỔ ĐÔNG
  • HÓA ĐƠN
  • TUYỂN DỤNG
  • LIÊN HỆ
  • Tiếng Việt Tiếng Việt
    • Tiếng Việt Tiếng Việt
Hóa dược / Thần kinh

ITAZPAM 15

Thành phần hoạt chất cho 1 viên:

Mỗi viên ITAZPAM 15 chứa 15 mg Mirtazapin (dưới dạng Mirtazapin hemihydrat).

Qui cách đóng gói:

Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên nén bao phim.

LIÊN HỆ MUA HÀNG HOẶC CẦN TƯ VẤN

Mục sản phẩm
  • Dược liệu
  • Hóa dược
    • Chống đái tháo đường
    • Cơ - Xương - Khớp
    • Dùng ngoài - Phụ khoa
    • Giảm đau - Hạ nhiệt
    • Hô hấp
    • Kháng histamin
    • Kháng sinh
    • Kháng viêm
    • Kháng virus – Kháng nấm – Kháng ký sinh trùng
    • Sinh dục - Tiết niệu
    • Thần kinh
    • Thuốc làm bền mao mạch
    • Tiêu hóa & chuyển hóa
    • Tim mạch
    • Vitamin - Khoáng chất
  • Mỹ phẩm
  • Thiết bị y tế
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Mô tả

Chỉ định:

Điều trị các đợt trầm cảm nặng.

Liều dùng, cách dùng:

Cách dùng: Thuốc thường được uống 1 lần/ngày trước khi đi ngủ hoặc chia làm 2 lần (1 lần buổi sáng, 1 lần liều cao buổi tối trước khi đi ngủ).

Có thể dùng thuốc cùng hoặc không cùng với thức ăn.

Liều dùng:

Người lớn:

Điều trị bệnh trầm cảm nặng: Liều khởi đầu 15 mg hoặc 30 mg/ngày, nếu không có đáp ứng lâm sàng rõ có thể tăng tới liều tối đa 45 mg, với khoảng cách ít nhất 1 – 2 tuần giữa các lần thay đổi liều do thời gian bán thải của thuốc dài. Thời gian tối ưu điều trị duy trì thuốc chống trầm cảm chưa được xác định rõ.

Cần duy trì điều trị ít nhất 6 tháng đối với một đợt trầm cảm cấp.

Cần giảm liều từ từ khi ngưng điều trị, không ngừng thuốc đột ngột để tránh các hội chứng cai thuốc.

Người cao tuổi:

Không cần hiệu chỉnh liều, dùng liều như đối với người lớn. Ở bệnh nhân cao tuổi, việc tăng liều cần được theo dõi sát để tìm ra đáp ứng thỏa đáng và an toàn.

Bệnh nhân suy thận và suy gan: Cần cân nhắc giảm liều cho bệnh nhân suy gan (độ thanh thải của mirtazapin giảm 30%) và bệnh nhân suy thận (độ thanh thải của mirtazapin giảm từ 30% – 50%).

Trẻ em:

Không nên dùng mirtazapin ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi vì hiệu quả không được chứng minh trong hai thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn và vì những lo ngại về an toàn.

Một số lưu ý đặc biệt về xử lý thuốc trước và sau khi sử dụng thuốc:

Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với mirtazapin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Dùng đồng thời mirtazapin với các thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO) hoặc đã dùng IMAO liều cuối cùng trong vòng 10 ngày trước đó.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:

Sử dụng ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi:

Không nên sử dụng mirtazapin trong điều trị cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Các hành vi liên quan đến tự tử (có ý nghĩ hoặc hành động tự tử) và hành vi chống đối (phần lớn là hành vi hung hăng, chống đối và tức giận) thường gặp hơn trong các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và thanh thiếu niên được điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm so với nhóm được điều trị bằng giả dược. Căn cứ vào nhu cầu lâm sàng, nếu phải đưa ra quyết định điều trị, thì cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận về sự xuất hiện các triệu chứng tự tử. Ngoài ra, vẫn còn thiếu các dữ liệu về an toàn trong thời gian dài ở trẻ em và thanh thiếu niên liên quan đến quá trình phát triển, trưởng thành cũng như sự phát triển về hành vi và nhận thức.

Tự tử/ý nghĩ tự tử hoặc biểu hiện lâm sàng xấu đi:

Trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ có ý nghĩ tự tử, tự gây hại cho bản thân và tự tử (các biến cố liên quan đến tự tử). Nguy cơ kéo dài cho đến khi có sự thuyên giảm bệnh đáng kể. Vì tình trạng cải thiện có thể không xuất hiện trong vài tuần đầu điều trị hoặc lâu hơn, nên các bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận cho tới khi có sự cải thiện. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy nguy cơ tự tử có thể gia tăng trong những ngày đầu điều trị do đó phải theo dõi chặt bệnh nhân (1 – 2 tháng đầu điều trị).

Các nguy cơ có ý nghĩ hay hành động tự tử có thể lớn hơn ở những bệnh nhân đã có ý nghĩ hay hành động tự tử trong quá khứ và những bệnh nhân này cần được theo dõi cẩn thận trong quá trình điều trị. Phân tích tổng hợp về các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng bằng giả dược của thuốc chống trầm cảm ở người lớn bị rối loạn tâm thần cho thấy tăng nguy cơ về hành vi tự tử bởi các thuốc chống trầm cảm so với các bệnh nhân dưới 25 tuổi.

Theo dõi các bệnh nhân cẩn thận, đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ cao cần phải kèm theo việc điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm, nhất là trong điều trị sớm và sau khi thay đổi liều. Bệnh nhân (và người chăm sóc bệnh nhân) cần được cảnh báo về sự cần thiết theo dõi đối với bất kỳ biểu hiện lâm sàng xấu đi, ý nghĩ hoặc hành vi tự tử và những thay đổi hành vi bất thường của bệnh nhân (kích động, cáu gắt, chống đối) và phải được tư vấn y tế ngay nếu các triệu chứng này xuất hiện.

Liên quan đến xác suất tự tử, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị, chỉ nên cho bệnh nhân sử dụng viên Itazpam với số lượng hạn chế.

Suy tủy xương: Thường biểu hiện giảm hoặc mất bạch cầu hạt, được báo cáo trong quá trình điều trị. Mất bạch cầu hạt có thể hồi phục hiếm gặp trong các nghiên cứu lâm sàng đối với mirtazapin. Trong giai đoạn sau khi đưa mirtazapin ra thị trường, rất hiếm thấy các trường hợp mất bạch cầu hạt được báo cáo, hầu hết là hồi phục, tuy nhiên cũng có một số trường hợp mất bạch cầu hạt rất nặng. Các trường hợp mất bạch cầu hạt rất nặng này hầu hết liên quan đến những bệnh nhân trên 65 tuổi. Bác sỹ điều trị cần phải cảnh báo về các triệu chứng như sốt, đau họng, viêm miệng hoặc những nhiễm trùng khác; khi xuất hiện các triệu chứng này nên ngừng điều trị và tiến hành xét nghiệm máu.

Vàng da: Cần ngừng điều trị nếu thấy xuất hiện vàng da.

Các tình trạng cần phải giám sát theo dõi: Cẩn thận và theo dõi thường xuyên chặt chẽ đối với những bệnh nhân có các biểu hiện sau:

  • Động kinh và hội chứng não thực thể: Mặc dù kinh nghiệm lâm sàng cho thấy cơn động kinh hiếm khi xảy ra trong điều trị bằng mirtazapin, cũng như đối với các thuốc chống trầm cảm khác, Itazpam cần được sử dụng một cách thận trọng ở các bệnh nhân có tiền sử bị động kinh. Nên ngừng điều trị đối với bất kỳ bệnh nhân nào xuất hiện các cơn động kinh hoặc trong trường hợp có gia tăng về tần số cơn động kinh.
  • Suy gan: Sau một liều uống duy nhất 15 mg mirtazapin, độ thanh thải của mirtazapin giảm xấp xỉ 35% ở các bệnh nhân suy gan từ nhẹ đến trung bình so với các đối tượng có chức năng gan bình thường. Nồng độ trung bình trong huyết tương của mirtazapin gia tăng khoảng 55%.
  • Suy thận: Sau một liều uống duy nhất 15 mg mirtazapin, ở các bệnh nhân bị suy thận trung bình (độ thanh thải creatinin < 40 ml/phút) và nặng (độ thanh thải creatinin ≤ 10 ml/phút), độ thanh thải mirtazapin lần lượt giảm khoảng 30% và 50% so với đối tượng bình thường. Nồng độ trung bình trong huyết tương của mirtazapin gia tăng lần lượt khoảng 55% và 115%. Không phát hiện thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa các bệnh nhân bị suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinin < 80 ml/phút) so với nhóm đối chứng.
  • Các bệnh tim như rối loạn dẫn truyền, đau thắt ngực và cơn nhồi máu cơ tim gần đây, vốn là những trường hợp phải thận trọng và cẩn thận khi dùng chung với những thuốc khác.
  • Huyết áp thấp.
  • Đái tháo đường: Ở các bệnh nhân bị đái tháo đường, thuốc chống trầm cảm có thể làm thay đổi kiểm soát đường huyết. Có thể cần phải điều chỉnh liều lượng insulin và/hoặc thuốc hạ đường huyết và cần theo dõi chặt chẽ.

Cũng như các thuốc chống trầm cảm khác, cần lưu ý:

  • Triệu chứng tâm thần có thể diễn biến xấu hơn khi dùng thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân bị tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn tâm thần khác; các ý nghĩ hoang tưởng có thể trầm trọng hơn.
  • Khi bắt đầu điều trị trong giai đoạn trầm cảm của bệnh loạn thần hưng trầm cảm, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn hưng cảm. Những bệnh nhân có tiền sử bị hưng cảm/hưng cảm nhẹ nên được theo dõi chặt chẽ. Nên ngừng sử dụng mirtazapin ngay đối với bất kỳ bệnh nhân nào đang bước sang giai đoạn hưng cảm.
  • Mặc dù mirtazapin không gây nghiện, song kinh nghiệm sau khi đưa ra thị trường cho thấy việc ngừng thuốc đột ngột sau một thời gian dài sử dụng có thể dẫn đến các triệu chứng cai thuốc. Phần lớn các phản ứng cai thuốc đều nhẹ và tự hạn chế được. Trong số các triệu chứng cai thuốc được báo cáo, thì các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, kích thích, lo âu, đau đầu và buồn nôn được báo cáo thường xuyên gặp nhất. Mặc dù được báo cáo như các triệu chứng cai thuốc, nhưng nên nhận biết rằng những triệu chứng này có thể liên quan đến căn bệnh tiềm ẩn. Như được nêu trong phần Liều lượng và Cách dùng, khuyến cáo nên dừng điều trị bằng mirtazapin một cách từ từ.
  • Nên quan tâm chăm sóc đối với các bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện như phì đại tuyến tiền liệt và bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc hẹp cấp và tăng nhãn áp (mặc dù có ít cơ hội gặp phải với mirtazapin vì hoạt tính kháng cholinergic của thuốc rất yếu).
  • Chứng bồn chồn/kích động tâm thần vận động: Dùng thuốc chống trầm cảm có thể xuất hiện chứng bồn chồn, chẳng hạn như tâm trạng chán nản, lo lắng hoặc khó chịu và thường xuyên vận động kèm theo mất khả năng ngồi hoặc đứng yên. Điều này rất có thể xảy ra trong vòng một vài tuần đầu điều trị. Ở những bệnh nhân có các triệu chứng này, việc tăng liều có thể gây nguy hại.

Hạ natri huyết: Do tiết hormon chống bài niệu không thích hợp (SIADH), đã được báo cáo là rất hiếm gặp khi sử dụng mirtazapin. Cần thận trọng ở những bệnh nhân có nguy cơ, chẳng hạn như những bệnh nhân cao tuổi hoặc bệnh nhân được điều trị đồng thời bằng các thuốc đã biết là gây ra hạ natri huyết.

Hội chứng serotonin:

Tương tác với các chất có hoạt tính tiết serotonin: Hội chứng serotonin có thể xuất hiện khi các chất ức chế serotonin có chọn lọc tái hấp thu (SSRI) được dùng đồng thời với các chất có hoạt tính tiết serotonin khác (xem mục Tương tác). Các triệu chứng của hội chứng serotonin có thể bao gồm sốt cao, co cứng cơ, giật run cơ, rối loạn thần kinh bất thường, tim đập nhanh, thay đổi trạng thái tinh thần bao gồm kích động, lú lẫn và kích động mạnh dẫn đến mê sảng và hôn mê. Từ kinh nghiệm sau khi đưa vào thị trường, có thể thấy hội chứng serotonin rất hiếm khi xuất hiện ở các bệnh nhân được điều trị duy nhất bằng mirtazapin (xem mục Tác dụng không mong muốn).

Bệnh nhân cao tuổi:

Bệnh nhân cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với tác dụng không mong muốn của các thuốc chống trầm cảm. Trong nghiên cứu lâm sàng đối với mirtazapin, tác dụng không mong muốn ở bệnh nhân cao tuổi không thấy được báo cáo nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác.

Lactose:

Thuốc này chứa lactose. Bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp galactose, thiếu enzym Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Thời kỳ có thai:

Dữ liệu còn hạn chế liên quan đến việc sử dụng mirtazapin cho phụ nữ mang thai, chưa thấy thuốc làm tăng nguy cơ về các dị tật bẩm sinh. Các nghiên cứu trên động vật cũng chưa thấy tác dụng gây quái thai có ý nghĩa lâm sàng nhưng có độc tính đối với sự phát triển của bào thai. Cần thận trọng khi kê đơn cho phụ nữ mang thai đặc biệt ở thời điểm sinh hoặc trước khi sinh một thời gian ngắn để đề phòng hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh.

Thời kỳ cho con bú:

Các nghiên cứu trên động vật và dữ liệu hạn chế trên người cho thấy mirtazapin được bài tiết qua sữa với một lượng rất nhỏ và có thể gây ra các tác dụng không mong muốn cho trẻ đang bú mẹ sau một thời gian dài phơi nhiễm với thuốc. Vì vậy cần hết sức thận trọng khi sử dụng mirtazapin cho phụ nữ đang cho con bú. Việc cân nhắc có sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú hay không cần dựa trên cân bằng giữa lợi ích của việc trẻ được bú sữa mẹ với lợi ích của việc mẹ được điều trị bằng mirtazapin.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc:

Mirtazapin có ảnh hưởng nhẹ hoặc trung bình đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc. Mirtazapin có thể làm giảm khả năng tập trung và sự tỉnh táo (đặc biệt là ở giai đoạn đầu điều trị). Bệnh nhân nên tránh làm những công việc có khả năng gây nguy hiểm cần sự tỉnh táo và tập trung tốt như lái xe hoặc vận hành máy móc.

Tương tác, tương kỵ của thuốc:

Tương tác dược lực học:

  • Không nên dùng mirtazapin cùng với các thuốc ức chế MAO hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngừng điều trị bằng thuốc ức chế MAO. Ngược lại, khoảng hai tuần trước khi bệnh nhân điều trị bằng mirtazapin nên điều trị bằng các thuốc ức chế MAO (xem mục Chống chỉ định). Ngoài ra, cũng như các chất ức chế serotonin có chọn lọc tái hấp thu (SSRI), sử dụng đồng thời với các chất có hoạt tính tiết serotonin khác (chế phẩm L-tryptophan, triptan, tramadol, linezolid, SSRI, venlafaxin, lithi và các chế phẩm thảo dược cỏ St. John’s Wort – Hypericum perforatum) có thể xảy ra các tác động liên quan đến hội chứng serotonin. Cần thận trọng và phải theo dõi lâm sàng chặt chẽ hơn khi các chất hoạt tính này được kết hợp với mirtazapin.
  • Mirtazapin có thể tăng cường tác dụng an thần của thuốc benzodiazepin và thuốc an thần khác (nhất là thuốc chống loạn thần, các thuốc kháng histamin H1, các thuốc dạng thuốc phiện). Cần thận trọng khi kê đơn những thuốc này cùng với mirtazapin.
  • Mirtazapin có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của rượu. Do đó, nên khuyên bệnh nhân không sử dụng đồ uống có rượu trong khi điều trị với mirtazapin.
  • Liều dùng 30 mg mirtazapin 1 lần mỗi ngày gây ra sự gia tăng ít nhưng có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế (INR) ở các đối tượng được điều trị bằng warfarin. Với liều mirtazapin cao hơn, sự tác động rõ ràng hơn không thể loại trừ được, khuyến cáo nên theo dõi tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế trong trường hợp điều trị đồng thời warfarin cùng với mirtazapin.

Tương tác dược động học:

  • Carbamazepin và phenytoin, các chất gây cảm ứng CYP3A4, làm tăng thanh thải mirtazapin lên khoảng 2 lần, dẫn đến làm giảm nồng độ huyết tương trung bình của mirtazapin lần lượt 60% và 45%. Khi carbamazepin hoặc bất kỳ chất gây cảm ứng khác chuyển hóa ở gan (như rifampicin) được bổ sung vào liệu pháp mirtazapin, liều dùng mirtazapin có thể được tăng lên. Nếu ngừng điều trị bằng thuốc này, có thể cần phải giảm liều dùng của mirtazapin.
  • Dùng đồng thời với ketoconazol, thuốc ức chế CYP3A4 mạnh, làm tăng nồng độ đỉnh trong huyết tương và diện tích dưới đường cong (AUC) của mirtazapin lần lượt xấp xỉ 40% và 50%.
  • Khi dùng cimetidin (thuốc ức chế yếu CYP1A2, CYP2D6 và CYP3A4) cùng với mirtazapin, nồng độ trung bình trong huyết tương của mirtazapin có thể tăng hơn 50%. Cần thận trọng và có thể giảm liều dùng khi sử dụng đồng thời mirtazapin cùng với các thuốc ức chế CYP3A4 mạnh, thuốc ức chế HIV-protease, thuốc chống nấm azol, erythromycin, cimetidin hoặc nefazodon.
  • Các nghiên cứu về tương tác không chỉ ra bất kỳ tác động dược động học nào khi điều trị đồng thời bằng mirtazapin cùng với paroxetin, amitriptylin, risperidon hoặc lithi.

Tương kỵ của thuốc:

Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.

Tác dụng không mong muốn:

Bệnh nhân trầm cảm có một số triệu chứng hay đi kèm với bệnh. Do đó, đôi khi rất khó chắc chắn được triệu chứng nào là hậu quả của bệnh và triệu chứng nào là hậu quả của điều trị bằng mirtazapin.
Các phản ứng phụ thường được báo cáo nhất, xuất hiện ở hơn 5% số bệnh nhân được điều trị bằng mirtazapin trong các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng bằng giả dược đó là buồn ngủ, an thần, khô miệng, tăng cân, tăng cảm giác ngon miệng, hoa mắt và mệt mỏi.

Các phản ứng có hại được phân nhóm theo tần suất: Rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10), ít gặp (1/1.000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10.000 ≤ ADR < 1/1.000), rất hiếm gặp (ADR < 1/10.000); không thể ước lượng tần suất được liệt kê “Chưa rõ tần suất”.

Rất thường gặp:

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng cân, tăng cảm giác thèm ăn.

Rối loạn hệ thần kinh: Ngủ gà, an thần, đau đầu.

Rối loạn tiêu hóa: Khô miệng.

Thường gặp:

Rối loạn tâm thần: Những giấc mơ bất thường, lú lẫn, lo lắng, mất ngủ.

Rối loạn hệ thần kinh: Ngủ lịm, hoa mắt, run.

Rối loạn mạch máu: Hạ huyết áp thế đứng.

Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, ói mửa, táo bón.

Rối loạn da và mô dưới da: Ngoại ban.

Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Đau khớp, đau cơ, đau lưng.

Rối loạn toàn thân: Phù ngoại vi, mệt mỏi.

Ít gặp:

Rối loạn hệ thần kinh: Dị cảm, chứng chân không nghỉ, ngất.

Rối loạn tiêu hóa: Giảm cảm giác ở miệng.

Rối loạn tâm thần: Ác mộng, hưng cảm, kích động, ảo giác, bồn chồn do tâm thần vận động (bao gồm cả đứng ngồi không yên, chứng tăng động).

Rối loạn mạch máu: Hạ huyết áp.

Hiếm gặp:

Rối loạn hệ thần kinh: Giật run cơ.

Rối loạn tâm thần: Hay gây gổ.

Rối loạn tiêu hóa: Viêm tụy.

Rối loạn gan mật: Tăng hoạt động transaminase huyết thanh.

Chưa rõ tần suất:

Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Suy tủy xương (giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan).

Rối loạn nội tiết: Tiết hormon chống lợi niệu không thích hợp.

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ natri máu.

Rối loạn hệ thần kinh: Co giật (chấn thương), hội chứng serotonin, dị cảm miệng, loạn vận ngôn.

Rối loạn tâm thần: Ý tưởng tự tử, hành vi tự tử.

Rối loạn tiêu hóa: Phù miệng, tăng tiết nước bọt.

Rối loạn da và mô dưới da: Hội chứng Stevens–Johnson, viêm da, hồng ban đa dạng, hoại tử da nhiễm độc.

Rối loạn thận và tiết niệu: Bí tiểu.

Rối loạn toàn thân: Mộng du.

Xét nghiệm: Tăng creatinin kinase.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxy, dùng kháng histamin, corticoid…)

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Quá liều và xử trí:

Quá liều: Ít có khả năng gây độc nặng nếu chỉ sử dụng liều đơn mirtazapin.

Triệu chứng: Ức chế hệ thần kinh trung ương gây mất định hướng, buồn ngủ, nhịp tim nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp.

Xử trí: Chưa có phương pháp giải độc đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Cân nhắc việc sử dụng than hoạt và rửa dạ dày để loại bỏ phần thuốc chưa được hấp thu trong đường tiêu hóa nếu bệnh nhân còn tỉnh táo. Chống chỉ định dùng ipeca để gây nôn. Xử trí hạ huyết áp (nếu có) bằng truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9% (10 – 20 ml/kg), dùng thuốc vận mạch (dopamin hoặc noradrenalin). Theo dõi tim, huyết áp, chức năng hệ thần kinh trung ương, enzym gan. Theo dõi tình trạng mất nước, điện giải nếu có nôn, tiêu chảy nhiều.

Đặc tính dược lực học:        

Nhóm dược lý:  Thuốc chống trầm cảm.

Mã ATC: N06AX11.

Mirtazapin là một thuốc chống trầm cảm 4 vòng và là dẫn chất của piperazinoazepin có cấu trúc hóa học khác với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, các thuốc ức chế monoamin oxydase và các thuốc ức chế chọn lọc tái thu hồi serotonin. Cơ chế tác dụng của mirtazapin hiện chưa biết rõ. Có những bằng chứng từ thực nghiệm cho thấy mirtazapin làm tăng cường hoạt tính noradrenergic và serotoninergic trung ương có thể do tác dụng đối kháng thụ thể alpha2–adrenergic tiền synap ở thần kinh trung ương. Mirtazapin không có ái lực với thụ thể 5HT–1A và 5HT–1B của serotonin.

Ngoài ra, mirtazapin còn đối kháng mạnh thụ thể 5HT–2 và 5HT–3 của serotonin đồng thời đối kháng ở mức độ trung bình với thụ thể muscarinic. Mirtazapin có tác dụng gây ngủ do đối kháng mạnh thụ thể H1 của histamin và có tác dụng gây hạ huyết áp tư thế do đối kháng thụ thể alpha1–adrenergic ở ngoại vi.

Đặc tính dược động học:

Hấp thu: Sau khi uống, mirtazapin được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn (sinh khả dụng 50%), đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 2 giờ. Thức ăn ảnh hưởng không đáng kể đến hấp thu thuốc. Nồng độ thuốc đạt trạng thái ổn định sau 3 – 4 ngày dùng thuốc, sau đó không tích lũy thêm. Dược động học của mirtazapin tuyến tính trong khoảng điều trị của thuốc.

Phân phối: Khoảng 85% mirtazapin gắn với các protein huyết tương.

Chuyển hóa: Mirtazapin được chuyển hóa mạnh bước đầu ở gan, chủ yếu theo con đường demethyl hóa và hydroxy hóa, sau đó được liên hợp với acid glucuronic. Các enzym CYP2D6, CYP1A2 và CYP3A4 là các isoenzym chính tham gia vào quá trình chuyển hóa của mirtazapin. Trong các dẫn chất chuyển hóa, dẫn chất N–demethyl còn giữ được hoạt tính chống trầm cảm.

Thải trừ: Mirtazapin thải trừ qua nước tiểu (75%) và phân (15%). Thời gian bán thải trong huyết tương từ 20 – 40 giờ. Nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cho thấy mirtazapin qua được nhau thai. Thuốc cũng được bài xuất vào sữa mẹ.

Hệ số thanh thải của mirtazapin giảm ở người suy gan và suy thận. Ở bệnh nhân suy gan khi uống liều duy nhất 15 mg, hệ số thanh thải của mirtazapin giảm khoảng 35% ở bệnh nhân suy gan mức độ nhẹ và trung bình so với bệnh nhân có chức năng gan bình thường; nồng độ trung bình của mirtazapin huyết tương tăng khoảng 55%. Ở bệnh nhân suy thận, sau khi uống liều duy nhất 15 mg mirtazapin ở bệnh nhân suy thận vừa (Clcr < 40 ml/phút) và nặng (Clcr < 10 ml/phút), hệ số thanh thải của mirtazapin giảm theo thứ tự khoảng 30% và 50% so với bệnh nhân có chức năng thận bình thường; nồng độ trung bình của mirtazapin huyết tương tăng theo thứ tự khoảng 55% và 115%.

Sản phẩm khác

Hóa dược

ZOKICETAM 750

Hóa dược

AMRIAMID 200

Thần kinh

GALAGI 8

Hóa dược

COMEGIM

Hóa dược

ACECYST

Hóa dược

ACEGOI

Hóa dược

MAGALTAB

Hóa dược

ITAZPAM 30

Hóa dược

ANEPZIL

Hóa dược

ZINC 10

Hóa dược

GEL-APHOS

Hóa dược

AGIMYCOB

Hóa dược

ARBOSNEW 50

Hóa dược

ITAZPAM 45

Thần kinh

AGICETAM® 800

Vitamin - Khoáng chất

AGI-VITA C

Hóa dược

SUTAGRAN 100

Thần kinh

OLANGIM®

Hóa dược

LUGTILS®

Hóa dược

ECINGEL

Hóa dược

PARCITIN 1

Thần kinh

AGICETAM®400

Thần kinh

SULPRAGI®

Hóa dược

AGINFOLIX 5

Hóa dược

PARCITIN 2,5

Hóa dược

MAGALTAB

Thần kinh

GAPTINEW®

Hóa dược

AGIDEXCLO

Hóa dược

AGITAFIL 20

Hóa dược

AGIFAMCIN 300

Copyright © AGIMEXPHARM PHARMACEUTICAL JSC. All rights reserved.
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Lịch sử công ty
    • Giá trị cốt lõi
    • Tầm nhìn – Sứ mệnh
    • Nhà máy sản xuất
    • Chứng nhận – Thành tựu
  • DỊCH VỤ
    • Phát triển sản phẩm
    • Đăng ký lưu hành
    • Hợp tác sản xuất
  • TIN TỨC
    • Tin nội bộ
    • Góc báo chí
    • Kiến thức y dược
  • CỔ ĐÔNG
  • HÓA ĐƠN
  • TUYỂN DỤNG
  • LIÊN HỆ

Đăng nhập

Quên mật khẩu?